Hình ảnh con gái đầu lủi thủi khi mẹ chăm em khiến nhiều bà mẹ xót xa

Tin gia đình: Gần đây hình ảnh cô con gái đầu lủi thủi tự chơi một mình khi mẹ chăm em được đăng tải khiến nhiều bà mẹ phải xót xa. Tuy có thêm em bé, nhà thêm niềm vui nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn luôn phải trăn trở tìm cách để có thể quan tâm đều cho hai con.

Vừa qua, tài khoản Facebook ThanhHai Tu tên thật là Đặng Mỹ Mỹ chia sẻ trong một hội dành cho các bà mẹ bỉm sữa với nội dung nói về con gái lớn của chị từ ngày chị có bé thứ 2, bé đầu ít nói hơn chỉ chơi một mình, kèm theo đó là hình ảnh em bé chơi ngoài đầu ngõ lẻ loi một mình cùng với 2 bạn gấu bông. Chia sẻ của mẹ bỉm sữa lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều bà mẹ.

Được biết, chị Mỹ mang thai bé thứ 2 khi bé đầu mới chỉ tròn 4 tháng. Chị Mỹ kể: “Lúc mình có bầu bé cún ai cũng nói với bé gà mẹ sắp có em, bỏ gà không thương gà nữa nhưng bé gà vẫn lại hôn lên bụng mẹ và thì thầm nói yêu em lắm”.

Hình ảnh con gái đầu lủi thủi khi mẹ chăm em khiến nhiều bà mẹ xót xa
Hình ảnh con gái đầu lủi thủi khi mẹ chăm em khiến nhiều bà mẹ xót xa

Khi chưa có em nhỏ, bé đầu rất được bố mẹ cưng chiều và quan tâm. Theo lời chị Mỹ thì con gái lớn rất ngoan thương mẹ, thương em. Khi mẹ có bầu lúc đầu bé Gà cũng nhõng nhẽo nhưng mẹ vẫn bình tĩnh nói để bé hiểu nên từ lúc sinh em Cún ra, tới giờ ngủ là lấy sữa đi ngủ, không nhõng nhẽo nữa.

Chị Mỹ tâm sự: “Đã sinh con và nuôi con thì cha mẹ nào cũng có nỗi vất vả riêng. Nhưng nỗi vất vả khi sinh 2 bé gần nhau là khi hai đứa bệnh cùng một lúc, lúc như vậy mình dỗ hai chị em ngủ là mình khóc, khóc tại sao không cho con được cuộc sống tốt hơn và nếu sinh thưa hơn thì sẽ có điều kiện chăm sóc từng con tốt hơn. ” Kinh tế gia đình chị cũng không mấy khá giả khi chỉ phụ thuộc vào chồng đi làm với lương tháng 5 triệ. Nhưng con cái là duyên phận, đến cũng không tránh được.

Một vấn đề nữa được đặt ra dưới dòng chia sẻ của mẹ bỉm sữa là có nên hay không khi sinh con quá dày.

Facebook Nga Tran bày tỏ: “Mình nghĩ sinh con gần nhau quá thì bé lớn tội lắm, vì mình dù sao cũng sẽ dành thời gian nhiều hơn cho con bé mà không sát sao được với con lớn, trong khi con vẫn còn quá bé. Tội lắm bạn ạ”.

Một ý kiến khác cho rằng nên tạo tính tự lập cho con từ bé: “Tập cho con tự lập sẽ tốt hơn cho con. Dù con phải chơi 1 mình từ sớm nhưng mẹ cũng giám sát con từ xa. Tranh thủ lúc con bé ngủ thì ôm ấp vỗ về con. Thậm chí có thể để 2 chị em chơi cùng nhau nhiều nhất có thể để 2 bé tình cảm hơn cũng tốt mà”.

Bà Hương Thu, Chuyên gia tư vấn – thực nghiệm Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK cho rằng  cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi bắt đầu có kế hoạch mang thai với những câu hỏi, trò chơi, sự giao tiếp với các gia đình đã có 2 con.

Trong quá trình mang thai, người mẹ nhất thiết nên để con lớn giao tiếp với thai nhi thông qua các phương pháp thai giáo. Hoạt động này giúp gắn kết tình cảm gia đình vô cùng hiệu quả. Ví dụ: cho bé nói chuyện với thai nhi, cho bé chọn đồ cho em mình, cho bé đặt tên cho em, thậm chí nên cùng bé viết nhật ký thai kỳ.

Đối với những lời tác động, trêu đùa của người ngoài như “mẹ có em rồi, con đã bị ra rìa”, “mẹ chỉ yêu em bé thôi, không yêu con nữa”…bà Hương Thu cho rằng, khi trẻ bị mất mát tình cảm gia đình cũng đồng nghĩa với việc trẻ không tin vào những người trong gia đình nữa. Việc tác động từ người ngoài như một lời khẳng định lại những hoài nghi của trẻ. Trẻ thấy tủi thân và suy nghĩ logic đơn giản nhất theo cách của bé. Mẹ chỉ toàn ở bên em, rõ ràng mình bị “ra rìa” giống như lời người ta nói kia.

Mặc dù không ông bố bà mẹ nào muốn chứng kiến cảnh con mình lủi thủi 1 mình vì mẹ có em khi con lớn còn quá nhỏ. Song sau tất cả, chỉ cần tình yêu thương của bố mẹ không thay đổi, cộng thêm sự khé léo trong cách trò chuyện, dạy dỗ các con, chắc chắn rằng, hai chị em sẽ sáp lại với nhau vẫn vui vẻ cười đùa và sẵn sàng nhường nhịn cho nhau ngay cả khi bé bồng hay khi đã trưởng thành…

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg