Tìm hiểu về luật nhân quả trong Phật giáo
Trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta thường hay nói nhiều về nhân quả trong cuộc sống nhưng nhiều người chưa hiểu hết thật sự luật nhân quả có ý nghĩa gì và hoạt động ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Luật nhân quả trong Phật Giáo
Luật nhân quả là một lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó.
Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẻo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo. Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.
Quan hệ giữ nhân – quả
Nhân được ví như hạt giống, bạn không thể gieo hạt bắp mà muốn nó lớn lên và cho quả táo được. Gieo Nhân nào sẽ gặt Quả nấy, những gì chúng ta gặt hái hôm nay, hoặc tương lai là kết quả của những gì chúng ta gieo ở hiện tại hoặc quá khứ.
Nhân là hành động, Quả là kết quả, là phản ứng dội lại của hành động đó. Tuy nhiên không phải lúc nào hành động cũng sẽ tạo ra một phản ứng tương tự. Trong thực tế cũng vậy, không phải chúng ta gieo một hạt táo thì chắc chắn ta sẽ có quả ngọt, chúng ta gieo hạt nhưng không chăm sóc, vung đắp thì nó sẽ không thể phát triển để sinh quả cho ta.
Giống như chúng ta bỏ muối (những điều xấu) vào một ly nước, ly nước trở nên mặn, nhưng trước khi uống ta lại bỏ một chút đường vào (những điều tốt), một chút nữa cho đến khi nước trở nên ngọt. Thật thú vị, lúc đầu chúng ta gieo “Nhân” mặn vào nước nhưng lại gặt được “Quả” ngọt!
Luật nhân quả cũng liên quan đến tâm trí, nếu tâm trí lúc nào cũng u buồn thì cơ thể bạn sẽ không thể khoẻ mạnh được. Vô minh và tham ái là hai nguyên nhân chính dẫn tới việc một người nhận hậu quả xấu ở hiện tại hoặc tương lai.
Phân loại nhân quả
- Nhân quả hiện báo: tạo nhân sẽ có quả ngay trong đời này.
- Nhân quả sanh báo: tạo nhân trong đời này, có quả trong đời sau.
- Nhân quả hậu báo: tạo nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới có quả.
Điều này giải thích tại sao có những người làm việc thiện mà cuộc đời vẫn đau khổ, bởi quả thiện của kiếp này chưa tới, mà họ đang lãnh quả xấu của kiếp trước. Sau khi kết thúc qủa xấu đó đến quả thiện hiện ra họ mới được hưởng hạnh phúc.
Hay có thể giải thích theo quan điểm khác: Những người làm thiện họ luôn gặp những khó khăn trở ngại bởi khi đó họ sẽ được trả những món nợ hay quả xấu mà nhiều đời, nhiều kiếp sau đáng nhẽ phải trả sẽ về trong kiếp này. Để họ trả hết và đến khi kết thúc quả xấu họ sẽ được hưởng viên mãn, hạnh phúc, giàu sang.
Còn những người làm ác bởi sao họ vẫn được sung sướng, giàu có, hạnh phúc. Bởi khi những người làm ác phước đức ( Nhân lành ) mà họ đã gieo trồng từ nhiều đời, nhiều kiếp trước mà có thể kiếp sau họ mới được gặt hái sẽ hiên về, làm lu mờ con mắt, để họ được hưởng lạc, hưởng sự sung sướng. Nhưng đến khi nhân lành – quả ngọt đã hết thì họ phải trả những quả xấu mà họ đã gây ra, trong kiếp hiện tại hoặc trong những kiếp sau.
2. Những luật nhân quả đến ngay trước mắt
Người sẵn lòng cho đi sẽ khiến phúc báo càng ngày càng đến nhiều
Người ta thường nói khi cho đi thì đừng suy nghĩ thiệt hơn điều này hoàn toàn đúng bởi một khi bạn đã cho đi là một điều tốt. Như câu thành ngữ “Ông trời không lấy không của ai thứ gì”. Chính vì vậy, khi bạn cho đi thì chắc chắn đến một ngày bạn sẽ được nhận lại. Tương tự nếu bạn cho đi quả ngọt bạn sẽ thu về quả ngọt và nếu bạn cho đi trái đắng bạn sẽ nhận lại trái đắng.
Chẳng có phần thưởng nào được trao cho người có hành xử và tư duy thiếu kiên nhẫn
Chúng ta không thể làm giảm mức độ vất vả trong công việc qua sự mơ mộng mà phải bằng sự kiên trì, kiên nhẫn, không gì khác hơn được. Khi ta không nhìn thấy phần thưởng hiện hữu bằng vật chất hay thái độ hãy luôn nhớ rằng: Phần thưởng không phải là kết quả cuối cùng mà đến từ niềm vui vô tận của quá trình thực hiện những việc làm có ý nghĩa tích cực và từ việc thu lượm được kiến thức lẫn kinh nghiệm thu được từ những việc làm hữu ích cho cuộc sống.
Hay giúp đỡ người khác thì quý nhân sẽ càng ngày càng nhiều
Giúp một việc nhỏ cũng là giúp, giúp nhiều việc thì càng quý. Bởi nếu bạn giúp đỡ họ hơn một lần thi người kia dù có ích kỉ đến đâu cũng sẽ suy nghĩ về những lần bạn đã giúp đỡ họ mà quay trở lại giúp đỡ bạn khi cần. Chính vì vậy, hãy giúp đỡ nhiều người nhất có thể và luôn giúp hết mình nhé.
Người hay phàn nàn sẽ chuốc nhiều phiền não
Khi gặp việc khó khăn hãy cố gắng vượt qua, nếu bức xúc cũng chỉ nên phàn nàn 1 lần thôi rồi tiếp tục thực hiện công việc của mình. Nếu như bạn phàn nàn quá nhiều thì khi đó chính tâm trí của bạn sẽ bị ảnh hưởng và tự cho việc đó quá khó khăn không thể vượt qua được.
Người biết đủ, biết thỏa mãn sẽ ngày càng có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc
Chẳng có gì hạnh phúc bằng việc hài lòng với những gì mình đang có. Khi bạn đang có người yêu thương, có một công việc ổn định hãy biết tự hài lòng bởi nếu không bạn sẽ luôn cảm thấy thua thiệt người khác về mặt này hay mặt kia… như vậy sẽ chỉ tự làm khổ mình.
Người chỉ biết trốn tránh thất bại, thử thách, thì thất bại càng đến nhiều hơn
Gặp khó khăn hãy đối diện với nó, điều này nói dễ nhưng để làm được thì lại rất khó. Nhưng khi đã chấp nhận đứng dậy sau những thất bại thì bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi đó bản thân sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng dành cho mình.
Thay đổi bản thân là chìa khóa cho mọi thay đổi
Chỉ có một điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, chúng ta phải hành động để thay đổi chính những gì đang diễn ra trong tâm trí và xúc cảm của mình với người, sự vật, sự việc xung quanh hơn là ngồi một chỗ và than thở vì sao cuộc sống của tôi buồn tẻ và chán nản; vì sao tôi gặp toàn người xấu và vận rủi. Hãy rẽ sang hướng đi khác, hãy gặp gỡ những người khác và hãy thử những cách khác.
Người hay giận giữ, bực bội, bệnh tật sẽ sinh ra ngày càng nhiều
Giữ cho tâm tịnh, khi giận dữ hãy nói ra đừng giữ ở trong lòng như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy ức chế và sớm muộn gì cũng sinh ra bệnh, vậy nên người đời mới có câu “bệnh từ trong tâm”.
Chúng ta mong muốn gì, chúng ta phải tham gia vào việc tạo ra cái đó
Cuộc sống xung quanh ta được tạo ra bởi ý định của từng người. Khi chúng ta và vũ trụ là một, những ý định của chúng ta sẽ quyết định những sự tạo dựng vũ trụ và cuộc sống. Nếu muốn nắm giữ cái gì, ta phải đảm bảo chắc chắn rằng đó thực sự là cái chúng ta muốn và phải làm việc hết mình để xây dựng cũng như gìn giữ nó.
Người biết cảm ơn, thuận lợi sẽ ngày càng nhiều hơn
Lời cảm ơn đôi khi lại là lời nói dễ dàng nhất để thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình dù nó chỉ là 2 từ nhưng lại mang ý nghĩa cực lớn. Nhưng một số người lại không thể nói được hai từ “Cảm ơn” này đối với những người đã giúp đỡ mình. Điều này, quả thực mà nói đối với chính người đã giúp đỡ dù không mong nhận lại cũng sẽ cảm thấy không vui bởi họ không biết việc giúp đỡ của họ có mang lại lợi ích cho người kia không.
Người chỉ ưa thích được hưởng phúc, thường sẽ bị nhiều khổ đau
Trong cuộc đời, không phải lúc nào cũng chỉ có hạnh phúc mà đôi khi đó còn là niềm đau và sự mất mát. Đôi khi trải qua đau khổ rồi con người mới cảm nhận được hạnh phúc biết trân quý nó.
Bài viết trên của honnhanvagiadinh đã cung cấp thông tin về các vấn đề xung quanh luật nhân quả hy vọng sẽ mở rộng kiến thức và giúp ích cho đời sống tinh thần của các độc giả!