Mắc bệnh thủy đậu kiêng gì để tránh biến chứng?

Thủy đậu là căn bệnh phổ biến mà ai cũng từng mắc phải một lần trong đời tuy nó không quá nguy hiểm nhưng nếu không kiêng cữ cẩn thận có thể gây biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem bị thủy đậu kiêng gì nhé!

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng hầu hết trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.

Bệnh do một loại siêu virus có tên là Varicella-zoster gây ra. Loại virus này có acid nhân là AND, kích thước của chúng khoảng từ 150 – 200mm. Varicella-zoster thường gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh (thường gặp ở người lớn).

Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, song theo các bác sĩ, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh thủy đậu kiêng gì để tránh biến chứng?
Mắc bệnh thủy đậu kiêng gì để tránh biến chứng?

Thủy đậu kiêng gì?

Chế độ ăn

Người bị thủy đậu nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có quá nhiều chất bổ, kiêng ăn các loại thịt có tính ôn, nóng như thịt gà, thịt chó có thể khiến bệnh thủy đậu thêm nghiêm trọng; không ăn hải sản bởi có chứa nhiều chất histamine, gây dị ứng, ngứa nhiều.

Không dùng sữa, phô mai, kem, bơ có thể khiến da bị nhờn, ngứa; không dùng cam, chanh, cà phê, sô cô la bởi tính axit cao của 2 loại quả này có thể gây ngứa; tránh các món ăn làm từ nếp như xôi, bánh chưng,… bởi có thể làm sưng, mưng mủ các nốt thủy đậu nhiều hơn; không ăn đậu phộng, các loại hạt, nho khô,… bởi hàm lượng arginine cao có thể khiến virus thủy đậu phát triển nhiều hơn.

Bệnh nhân thủy đậu cũng cần tránh những loại thực phẩm đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa – loại chất béo nhân tạo mà cơ thể con người gặp khó khăn trong hấp thụ, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim. Cũng vì thế, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu.

Bạn nên xác định xem thực phẩm đó có chứa chất béo chuyển hóa hay không bằng cách tìm dòng chữ “chất béo chuyển hóa đơn” hoặc “chất béo diglyceride” được in trên bao bì. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn vì đây là những nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa. Một số thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn và khoai tây chiên.

Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa vitamin A, C và bio-flavonoid bằng các loại rau củ như cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải, giá sống,… để hỗ trợ làm lành nhanh các nốt mụn nước thủy đậu; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi,… để kích thích hệ miễn dịch.

Nên ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, vị thanh đạm, không nêm nếm quá cay hoặc mặn, nên uống nhiều nước.

Kiêng nước và gió

Những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da.

Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng.

Nếu trong quá trình bệnh mà thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ, co giật… cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tránh đi tới chỗ đông người

Thủy đậu là một căn bệnh dễ lây qua đường không khí đến người khác. Cho nên từ lúc da có những vết đỏ hồng thì virus đã có thể lây qua đường không khí đến người khác, người mắc bệnh nên hạn chế đến mức thấp nhất việc đến nơi đông người trong thời gian ủ bệnh (khoảng 1-2 tuần) để tránh lây lan và có thể tạo thành những ổ dịch bệnh.

Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân

Các đồ dùng cá nhân của người bệnh phải được để riêng và sử dụng riêng như khăn mặt, chén đũa, nước uống. Kể cả quần áo, khăn mặt của người mắc thủy đậu cùng cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng và ủi cẩn thận.

Chú ý cắt ngắn móng tay, trẻ nhỏ phải cho mang bao tay. Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% (2-3lần/ngày) cho trẻ.

Tránh gãi, làm vỡ các nốt thủy đậu

Một trong những điều quan trọng để bệnh mau lành, không để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ là tránh gãi hay làm vỡ các nốt trái rạ vì khi vỡ ra sẽ để lại sẹo, lan nhanh mụn sang vùng da khác. Ngoài ra cần mặc các loại quần áo mềm để tránh cọ sát vào da hay viêm nhiễm và lan ra.

Không chữa bệnh theo cách dân gian 

Các gia đình thường truyền tai nhau và áp dụng một phương pháp dân gian điều trị thủy đậu là dùng gốc rạ để nấu nước tắm và uống để chữa bệnh thủy đậu. Sở dĩ phương pháp được tin dùng vì họ cho rằng bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh Trái rạ chỉ hết khi sử dụng gốc rạ để chữa bệnh.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tắm gốc rạ có thể chữa thủy đậu. Ngược lại, việc sử dụng gốc rạ có thể gây bội nhiễm cho da, nhiễm hóa chất do việc bón phân có trong gốc rạ.

Ngoài ra, một số bài thuốc khác cũng được truyền miệng như việc nấu nước từ lá chè, khổ qua… để tắm nhằm diệt trừ vi khuẩn, kháng viêm. Tuy nhiên điều này có thể gây nhiễm trùng, do hóa chất có trong các loại thực phẩm này.

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Xem thêm: thuốc sabril 500mg của Pháp Chống Động Kinh ở người lớn và trẻ em hiệu quả và thuốc erlonat 150 điều trị ung thư phổi của Pháp giá tốt nhất lại shopduoc.vn

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh

Khi thấy các nốt phỏng vỡ, bạn không nên bôi các loại thuốc mỡ (tetraxilin hay mỡ penixilin…) mà chỉ nên bôi thuốc xanh metylen hoặc các loại milian.

Ngoài ra, bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao, nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay. 

Bài viết trên của honnhanvagiadinh đã đi trả lời cho câu hỏi bị bệnh thủy đậu kiêng gì? hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe và chữa trị phòng ngừa bệnh thủy đậu nhé!

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg