Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe con người

Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Ngoài ra tác dụng của lá tía tô với sức khỏe cũng rất hữu ích.

Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe con người
Tác dụng của lá tía tô với sức khỏe con người

Tác dụng của lá tía tô:

1. Chữa cệnh đường hô hấp – hen suyễn

Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn. Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.

2. Chữa bệnh gút

Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.

3. Ngăn ngừa bệnh tim

Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.

4. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Vì uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.

5. Điều trị mụn

Loại lá này chứa lượng chất kháng khuẩn, chống viêm dồi dào, do đó, mang đến tác dụng điều trị, chữa lành và ngăn ngừa mụn, viêm da hay mẩn ngứa hiệu nghiệm. Ngoài ra, nhờ vào khả năng thanh lọc, giải độc vượt trội, bổ sung tía tô hoặc nước uống từ loại lá này hàng ngày sẽ làm sạch cơ thể, giảm thiểu tối đa tình trạng da xỉn màu, sần sùi và nổi mụn.

6. Trị căng thẳng và mất ngủ

Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

7. Giải độc 

Khi bị ong đốt, hãy kiểm tra xem vết thương có ngòi cắm lại không? Nếu có thì phải rút ra. Sau đó làm làm sạch vết thương, rồi chỉ cần lấy một dúm lá tía tô tươi vò nát đến khi ra nước. Dùng dúm lá ướt đó bôi lên trên vết thương, sau vài phút vết thương sẽ hết buốt.

Ngoài ra, trong ăn uống hàng ngày, có thể kết hợp tía tô với các món lạnh, đặc biệt là cua ốc, hải sản… một mặt là để phòng tính hàn lạnh của chúng, mặt khác là giải độc cơ thể khỏi những độc tố mà chúng có thể mang theo.

Bài viết trên của honnhanvagiadinh đã cung cấp thêm kiến thức về tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong cuộc sống hàng ngày.

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg