Tết Hàn Thực là gì, những điều thú vị về Tết Hàn Thực mà có thể bạn chưa biết
Trong văn hóa tâm linh của người Việt có ngày Tết Hàn Thực, được diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. “Hàn thực” nghĩa là “thực ăn lạnh”. Thực chất thì Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên khi du nhập vào văn hóa Việt Nam, Tết Hàn Thực cũng có những nét độc đáo riêng mang đậm nét truyền thống.
Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực
Tết Hàn Thực có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc với sự tích ly kỳ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Chuyện là Vua nước Tần là Tấn Văn Công gặp nạn phải lưu vong. Khi đó có một hiền sĩ là Giới Tử Thôi luôn ở bên giúp đỡ và phụ sự. Một lần trên đường lánh nạn bị hết lương thực. Giới Tử Thôi đã lén cắt một miếng đùi của mình để nấu dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết cảm kích vô cùng.
Thế nhưng sau này khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho những công thần, và tuyệt nhiên quên mất Giới Tử Thôi. Tử Thôi Sau này khi Tấn Văn Công giành lại ngôi báu đã ban thưởng hậu hĩnh cho những công thần. Nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Tử Thôi không oán trách mà lẳng lặng đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn.
Về sau nhà vua khi nhớ ra cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Nhà vua bèn hạ lệnh đốt rừng cốt để thúc Tử Thôi ra ngoài. Thế nhưng Tử Thôi và mẹ mình nhất quyết không chịu rời núi và thế là cả hai người cùng chết cháy. Nhà vua vì quá thương xót đã lập miếu thờ, đồng thời cũng hạ lệnh dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.
Kể từ đó ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Bánh trôi – Bánh chay lễ vật cũng ông bà tổ tiên
Vào ngày 3/3 Âm lịch, người dân Việt Nam thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên cúng ông bà tổ tiên và những người đã khuất.
Loại bánh trôi, bánh chay này được làm từ những nguyên liệu truyền thống như là gạo nếp, đỗ xanh, đường mật. Bên cạnh đó, trong mâm lễ cũng ông bà, tổ tiên còn có cả hoa quả, và tùy vào từng gia đình còn có thể chuẩn bị cả lễ mặn.
Tết Hàn thực diễn ra trong 3 ngày
Nếu như theo nguồn gốc của Trung Quốc thì tết Hàn Thức theo vua hạ lệnh sẽ diễn ra trong 3 ngày, người dân sẽ không được đốt lửa từ ngày mùng 3 đến mùng 5 Âm Lịch.
Tuy nhiên, Tết Hàn thực ở Việt Nam chỉ diễn ra duy nhất trong ngày 03 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Văn khấn nôm truyền thống – NXB Thanh Hóa
Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………..
Ngụ tại: ………………………Hôm nay là ngày: ………………. gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).