Nàng dâu khoe bố chồng có một không hai: chăm cháu “gấp 10 lần chồng”

Nhiều chị em thường bày tỏ quan ngại khi phải sống chung với bố chồng hay mẹ chồng.  Nhưng câu chuyện sống chung với bố chồng của cô gái dưới đây sẽ khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ…

Nhiều lúc giận chồng nhưng nghĩ đến bố chồng tốt và tâm lý là quên ngay

Phải thừa nhận một điều, chẳng có mấy nàng dâu lại thích sống chung với bố mẹ chồng nhưng không phải vì họ không kính yêu bố mẹ chồng.

Một lý do đơn giản là vì họ sợ những mâu thuẫn xuất phát từ việc sống chung, gia đình nhiều người, mỗi người một quan điểm. Họ sợ mất tự do khi ở nhà chồng phải ý tứ, tế nhị, không được tự nhiên như ở nhà riêng của mình.

Tuy nhiên, mới đây, trên một diễn đàn – nơi chị em phụ nữ thường giãi bày tâm sự và đưa ra những thắc mắc cần chia sẻ, tư vấn, chị Thu Hương, hiện đang kinh doanh tại Hà Nội, đã có bài viết “khoe” bố chồng khiến nhiều người bất ngờ và không khỏi ghen tỵ.

Cô gái khoe: Bố chồng chăm sóc cháu gấp 10 lần chồng khiến dân mạng ghen tỵ

Bố chồng em yêu cháu và chăm cháu gấp 10 lần chồng em. 

Hồi em bầu bì, ông ngồi giữa trưa nắng ở ngoài ao câu cá chép. Xong đích thân nấu cháo cho em ăn.

Hồi em đẻ ở bệnh viện tỉnh cách nhà 30km, có mẹ chồng với chồng túc trực chăm sóc rồi, vậy mà ông hơn 60 tuổi vẫn ngày ngày đi xe lên, mang theo quần áo, đồ ăn lên cho em vì em đẻ mổ phải nằm viện 7 ngày.

Hôm mẹ con em được xuất viện, ông ở nhà lau dọn nhà cửa để đón cháu, mang bao nhiêu nước xả Comfort đậm đặc ra lau nhà cho thơm. 

Bố mẹ chồng bắt em không được làm gì trong 3 tháng đầu. Mẹ chồng em yếu do bị khớp nên quần áo của cả nhà ông giặt hết. Mà là giặt tay tất cả. Con em cứ đi ra cái tã nào bẩn là ông lại vội vàng đi giặt luôn. Bảo để lâu sau này nó lỳ tính!

Lần nào cháu tắm, rửa, đi vệ sinh, ông không có nhà thì thôi, có là phải ra hỗ trợ.

Con em ốm, đêm quấy khóc ông vào ngồi bế suốt đêm cho cháu ngủ. Bé bị viêm tai giữa, mang đi khám, bác sĩ chọc ngoáy nó khóc không ra tiếng, ông thương chảy nước mắt. 

Ông thích bế cháu nằm võng ngủ. Đặt ở giường chụp màn lại rồi ông vẫn nằm bên cạnh. Đi đâu ông cũng nhanh nhanh để về, gọi cháu í ới”.

Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị Hương

Được biết, chủ nhân bài chia sẻ này lấy chồng xa nhà, cả năm mới được về nhà thăm bố mẹ đẻ một lần, do đó, đối với chị, khi sống chung với bố mẹ chồng thì ông bà vừa là nội vừa là ngoại: Đôi lúc, mình cứ nghĩ, mình là con đẻ của bố mẹ chồng vậy. 

Mình cảm nhận được, ông bà rất thương mình, thương như con gái. Mình cảm thấy rất may mắn khi được làm con dâu của bố mẹ chồng. Nhiều lúc giận chồng nhưng nghĩ đến bố mẹ chồng tốt và tâm lý là mình quên ngay“.

Chị chia sẻ thêm: Hôm mình mang con ra Hà Nội để quay lại đi làm, ông bà tuy ủng hộ nhưng buồn và hụt hẫng lắm. Nhất là ông. Mẹ chồng mình bảo bố mày cứ ngồi thẫn thờ ra, có lúc rơm rớm nước mắt…

Còn nhiều điều lắm, mình có ngồi kể cả ngày cũng không hết luôn. Bố mẹ chồng có 3 cháu, đứa nào cũng yêu thương như nhau cả. 

Mình xem bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, nói như vậy do từ lúc mình chửa đẻ đến giờ, toàn bố mẹ chồng lo cho hết. Chắc kiếp trước mình tu nhiều lắm kiếp này mới may mắn như vậy!”

Chia sẻ này nhận được gần 10.000 lượt thích từ cộng đồng mạng, nhiều người bày tỏ sự xúc động trước tình cảm của “ông bố chồng của năm”, đồng thời không khỏi ghen tỵ và ao ước có được bố mẹ chồng tâm lý, thương con cháu như cô gái may mắn này.

Sống chung với bố mẹ chồng là khó, nhưng nếu thật lòng thì chuyện gì chẳng xong!

Quả thật, chẳng phải bố mẹ chồng nào cũng khó tính, chẳng phải cô con dâu nào cũng dè chừng bố mẹ chồng.

Chỉ là, có những mối quan hệ dù là tốt đẹp cũng trở nên phức tạp khi hai người ở gần nhau. Với người ngoài, mâu thuẫn có thể dễ giải quyết, nói toạc ra là xong.

Nhưng với người thân trong gia đình, nhất là các mối quan hệ như mẹ chồng, bố chồng, nàng dâu, nói thẳng ra vấn đề và mong nhận được sự thông cảm của người kia, thật không phải chuyện dễ dàng gì.

Mọi thứ nằm ở sự chân thành của mỗi người

Thứ gì cũng muôn hình vạn trạng, sống chung với bố mẹ chồng cũng có hằng hà phương thức. Điều cốt lõi nằm ở việc mình đã đủ thật lòng hay chưa? Nếu đã thật lòng thì mọi trách nhiệm, sự chịu đựng, cố gắng đều nhẹ như không.

Tuy nhiên, chìa khóa của vấn đề cốt yếu vẫn là sự chân thành và tình cảm của mỗi người để hạn chế tối đa khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

Điều quan trọng là phải giữ được tình yêu của bạn và bạn đời luôn nguyên vẹn khi phải sống chung với đại gia đình lớn.

Hãy đứng ngoài bất kỳ cuộc tranh cãi nào giữa bạn đời và cha mẹ của họ, bởi vì nó sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau và tổn thương nếu cứ nỗ lực can thiệp.

Và cuối cùng, một điều rất quan trọng là xây dựng những cuộc đối thoại mở với tất cả mọi người đang sống chung dưới một mái nhà. Các cuộc họp gia đình hàng tháng sẽ giúp từng thành viên trong gia đình có thể quan tâm, hiểu nhau hơn và cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại.

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg