Kinh nguyệt không đều – Những điều nữ giới cần biết

Kinh nguyệt không đều luôn là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ vì nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí dẫn đến mất khả năng sinh sản. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng này nhé!

1. Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ khác nhau ở phụ nữ. Tuy nhiên, đa số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 24–34 ngày.

Việc ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 4–5 ngày và mất đi một lượng máu khoảng 40 ml. Tuy nhiên, đó là mức trung bình và thường gặp, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu nằm ngoài phạm vi này. Nếu bạn mất đi lượng máu tới 80 ml hoặc nhiều hơn được gọi là chảy máu nghiêm trọng bất thường.

Các dấu hiệu phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt không đều (thường là kéo dài do rong kinh) bao gồm:

  • Bị ướt nhiều hơn một băng vệ sinh hoặc miếng lót trong một giờ, hiện tượng này xảy ra trong vài giờ mỗi lần. Điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm vì bạn cần phải thay băng vệ sinh.
  • Bạn không thể hoặc không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bình thường vì bị chảy máu quá nhiều. Đôi khi, chảy máu bất thường sẽ có những cục máu đông lớn, hoặc kéo dài hơn một tuần.
  • Ngoài ra, chảy máu bất thường nghiêm trọng có thể khiến bạn mắc những triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, thở dốc, chóng mặt là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Kinh nguyệt không đều - Những điều nữ giới cần biết
Kinh nguyệt không đều – Những điều nữ giới cần biết

2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều

Mang thai

Mang thai có thể gây mất kinh hoặc ra máu ít. Nếu bạn bị mất kinh hoặc nhận thấy những thay đổi về kinh nguyệt và trước đó có quan hệ tình dục, bạn có thể thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để xem mình có thai hay không.

Nếu bạn có thai và cảm thấy đau dữ dội như dao đâm ở vùng chậu hoặc ổ bụng kéo dài hơn một vài phút, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để loại trừ thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết

Thuốc uống tránh thai nội tiết và dụng cụ tử cung chứa hoóc-môn (IUDs) có thể gây ra máu bất thường.

Thuốc uống tránh thai có thể gây ra ra máu giữa chu kỳ kinh và dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Dụng cụ tử cung, hay vòng tránh thai, có thể gây ra máu nặng.

Thời kỳ cho con bú

Prolactin là hoóc-môn chịu trách nhiệm sản sinh sữa mẹ. Prolactin ức chế hoóc-môn sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại ngay sau khi cai sữa.

Tiền mãn kinh

Tiến mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng có thể sớm hơn.

Bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài từ 4 đến 8 năm, bắt đầu với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS. Nếu bị PCOS, bạn có thể bị mất kinh và ra máu nhiều khi có kinh.

Các vấn đề tuyến giáp

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng 44% những người có kinh nguyệt không đều cũng bị rối loạn tuyến giáp.

Suy giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động kém, có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn cũng như đau bụng nhiều hơn. Bạn cũng có thể bị mệt mỏi, sợ lạnh và tăng cân.

Mức hoóc-môn tuyến giáp cao hơn, thấy trong cường giáp, có thể khiến kinh nguyệt ngắn hơn, ít hơn.

U xơ tử cung

U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các u xơ tử cung không phải ung thư và có thể có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến to như quả cam.

U xơ có thể khiến kinh nguyệt rất đau và nhiều đến mức gây thiếu máu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở 1/10 số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng trong đó mô bình thường bao phủ trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng lao động. Lạc nội mạc cũng khiến kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều và chảy máu giữa các kỳ kinh.

Hội chứng rối loạn máu di truyền

Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

Cơ thể gặp căng thẳng, áp lực thường xuyên

Chính việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực sẽ làm thay đổi sinh lý trong cơ thể, từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng và dẫn đến việc chậm có kinh hay kinh nguyệt ra thất thường… Đặc biệt, nếu tình trạng này đi kèm với hiện tượng đau bụng kinh dữ dội thì không nên chủ quan xem thường mà hãy đi khám ngay.

Cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố

Khi cơ thể bạn đang tích tụ quá nhiều độc tố và không đào thải ra ngoài được thì nó sẽ khiến cho làn da bị ảnh hưởng một phần không nhỏ. Lúc này, lỗ chân lông sẽ nở to và gây ảnh hưởng đến nhan sắc cũng như chu kỳ kinh nguyệt của con gái.

3. Tác hại của việc kinh nguyệt không đều

Dẫn đến thiếu máu

Kinh nguyệt không đều có thể do kinh nguyệt mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo một quy tắc nào, dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Dẫn đến các bệnh ác tính

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, mất cân bằng hormone… là loại bệnh thường gặp khi kinh nguyệt không đều. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành bệnh ác tính.

Nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau mỏi cơ thể, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Chúng khiến bạn trở lên mất ngủ, chán ăn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc của bạn.

Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Khi bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì.

4. Thực phẩm chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Mùi tây

Dây được coi là loại thực phẩm hiệu quả nhất trong điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vì đây là loại rau rất giàu vitamin A, đồng thời là thực phẩm sinh nhiệt, mở rộng tử cung nên có thể đẩy máu ra ngoài dễ dàng hơn.

Cây ngải cứu

Ngải cứu được biết đến là một trong những loại thảo dược có tác dụng tích cực trong chữa trị đau đầu, đồng thời là một món ăn có mặt trong thực đơn của nhiều gia đình. Tính ấm của ngải cứu giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm giảm các hiện tượng thường gặp do kinh nguyệt không đều như: đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, trễ hoặc sớm kinh… Dùng ngải cứu làm thức uống hoặc món ăn hàng ngày có hiệu quả tích cực chữa trị kinh nguyệt không đều.

Gừng

Gừng là thực phẩm không thể thiếu trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, bởi gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau bụng kinh, các chị em có thể bổ sung gừng vào các bữa ăn hàng ngày.

Nha đam

Nha đam có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa các hormone, từ đó sẽ có thể điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả. Để có thể đạt được hiệu quả mức cao nhất, tốt hơn hết, các chị em nên sử dụng nha đam ở dạng nước ép.

Nghệ

Nghệ được coi là một trong những “thần dược” của dân gian, nghệ có tác dụng chữa rất nhiều bệnh chứ không riêng là cách chữa rối loạn kinh nguyệt. Nghệ sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong tử cung và cân bằng nội tiết tố nên nó sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời còn giúp làm giảm đau bụng kinh và co thắt.

Vừng (mè)

Vừng (mè) có chứa chất dầu cao nên có thể giúp cân bằng các hormone, từ đó sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các chị em chỉ cần rắc vừng lên trên một số món ăn khi ăn.

Hạt thì là

Hạt thì là giúp điều tiết nội tiết tố và sự mất cân bằng nội tiết tố. Do vậy, diệu ứng estrogen của nó sẽ giúp cân bằng hệ sinh sản nữ và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Bài viết trên của honnhanvagiadinh đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về hiện tượng kinh nguyệt không đều hy vọng sẽ giúp ích cho các chu kì kinh nguyệt được an toàn và khỏe mạnh hơn nhé!

 

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg