Vì sao không nên chạm vào thân thể của người mới qua đời ?
Người xưa quan niệm rằng, một người sau khi qua đời linh hồn sẽ dần rời khỏi thể xác từ 8 đến 16 giờ đầu tính từ thời điểm chết . Thời gian này họ sẽ phải chịu cảm giác như lột da, phi thường thống khổ.
Chỉ cần chạm một chút nhẹ thôi cũng đau như ngàn dao xẻ thịt, sinh ra tức giận (oán khí), sinh tâm sân hận sẽ gây bất lợi cho họ. Bình thường sau 8 giờ là linh hồn hoàn hoàn ly thể (rời khỏi thân xác).
Cho nên trong 8 tiếng đồng hồ khi vừa chết, không nên đụng vào thân của họ, tốt nhất là sau 12-14 tiếng đồng hồ, lúc đó mới hơi an toàn. Sau đó bạn có thể thay quần áo, nhập liệm cho họ. Vì sau khi con người tắt thở, thần thức chưa có rời khỏi ngay. Cũng có một số người trong vòng 18 giờ mới có thể hoàn toàn rời khỏi thân xác. Sau khi đã chết, toàn thân họ sẽ rất lạnh, nhưng một vài vùng trên cơ thể vẫn còn hơi ấm.
8-16 giờ sau khi linh hồn rời khỏi cơ thể, người thân có thể chạm vào một số nơi để phán đoán người chết đã đầu thai hay đi đâu: Nếu có hơi ấm ở lòng bàn chân: địa ngục, ở đầu gối: thành động vật, ở bụng: thành ma (những người sau khi chết thường có hơi ấm ở bụng), ngực ấm: chuyển sinh thành người, lông mày ấm: được lên Trời. Đây là năm cõi bao gồm Atula nữa là sáu ngã luân hồi.
Nếu may mắn được chuyển sinh đến Tây phương thế giới cực lạc: Cơ thể mềm như bông, đầu đỉnh môn phát nhiệt, sắc mặt hồng hào, phát ra đàn hương (loại hương không có trong cõi người này nhưng ngửi thấy rất rõ ràng). Những người chân chính thành tâm hướng Phật, muốn gặp nhất định sẽ gặp được.
Khi người bệnh lâm chung, người nhà chớ nên đứng phía đối diện bệnh nhân mà nhìn, nếu không người bệnh dễ mất chính niệm, phát sinh tình cảm lưu luyến không muốn rời.
Nếu người nhà tín Phật, khi niệm Phật nhất thiết không được phát ra tiếng khóc bởi vì nó chỉ có thể đem đến loại tình cảm thống khổ, thậm chí còn gây ra loại tâm phẫn uất khiến họ không thể chuyển sinh được.
Sau khi tắt hơi thở, linh hồn chưa rời đi, vẫn còn có tri giác. Cần phải trải qua một khoảng thời gian, thân thể đã lạnh, linh hồn xuất ra mới tính là tử vong. Sau 8 đến 16 giờ kể từ thời điểm chết, linh hồn một người mới dần dần rời khỏi cơ thể. Trong khoảng thời gian này, ký ức tình cảm đau buồn đã qua, tình cảm con cái, vợ chồng, cha mẹ, phồn hoa phú quý nơi thế gian này khiến họ day dứt mãi không muốn rời xa.
Cũng có những cái chết đột ngột khiến cho tâm nguyện trong đời này chưa thực hiện được, những sự tình oan khuất khiến họ không cam tâm nhắm mắt. Vì vậy chính lúc này là mọi đau khổ sẽ đến dày vò họ, nếu vừa phải đi vừa phải nghe tiếng khóc sẽ khiến họ khó lòng mà thoát ra. Thế nhân không biết, cho rằng tắt thở chính là tử vong rồi. Họ phải chịu nỗi khổ rất lớn từ sự khuấy động, bạn nỡ lòng nào làm họ đau khổ hơn sao?
Thường thường người ta do hiểu lầm mà gây ra hậu quả tai hại. Con cái với lòng hiếu thảo, cha mẹ thì thương xót sẽ thấy người thân vừa dứt hơi liền ôm choàng nỉ non, khóc lóc thảm thiết, khiến người đã khuất càng lưu luyến. Kỳ thực, không nên có những va chạm hay di chuyển mạnh đối với họ. Việc tắm rửa, thay y phục khi cơ thể chưa hoàn toàn lạnh là không được.
Cũng không nên tiêm chất chống phân hủy, vừa tắt thở đã đưa vào nhà xác, đưa tiễn tang lễ luôn trong ngày. 2-3 ngày đầu không được đem đi hỏa táng, đó thực sự là việc làm tàn nhẫn, bởi vì linh hồn của họ lúc này vẫn có cảm giác của cơ thể. Đối với họ quả là sự ngược đãi tàn bạo.
Làm người đã khuất thống khổ, lưu lạc bởi tình cảm của mình là điều đáng sợ nhất. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy mọi người nhất định phải chú ý. Hy vọng bài viết này cho bạn một cách nhìn mới.
Bài viết mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!