Tìm hiểu cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng với chị em phụ nữ bởi nó là biện pháp tránh thai cũng như muốn mang thai hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tìm hiểu cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Tìm hiểu cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt: 

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Ngày kinh nguyệt hay còn gọi là ngày hành kinh, đến tháng, ngày đèn đỏ… Ngày hành kinh của chị em thường diễn ra từ 3-7 ngày tùy mỗi người. Trong những ngày này, chị em sẽ có hiện tượng “chảy máu” ở cơ quan sinh dục. Gọi là “máu” nhưng thật ra dịch này chỉ gồm 50% máu và ngoài ra còn có các chất nhầy, những mảnh bong tróc ra của niêm mạc tử cung.

Ngày kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn 1 lần trong một chu kỳ, việc lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng sau gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 – 35 ngày. Đối với bạn gái mới bước vào độ tuổi dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.

2. Công thức tính ngày rụng trứng

Rụng trứng là giai đoạn buồng trứng sản sinh ra một quả trứng. Nhưng quá trình này khá phức tạp! Quả trứng đó là nỗ lực thụ thai của cơ thể, và số lượng trứng chỉ có hạn. Dù bạn được sinh ra với 1 triệu trứng chưa phát triển. Nhưng chỉ còn khoảng 300 nghìn trứng khi đến tuổi dậy thì và con số đó tiếp tục giảm dần khi bạn già đi.

Mỗi tháng, cơ thể nuôi lớn một quả trứng như vậy trong thời kỳ rụng trứng. Khi cơ thể bạn sản sinh đủ lượng estrogen và lượng hormone hoàng thể tăng lên. Lúc này trứng xuất hiện và được đưa qua ống dẫn trứng về phía tử cung. Estrogen kích thích tử cung sản xuất thêm máu và mô mềm, làm thành tử cung dày lên, chuẩn bị để chứa trứng được thụ tinh.

Thông thường, nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ ước tính là 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác mức trung bình (28 ngày), ngày rụng trứng sẽ tính cộng thêm hoặc trừ đi đúng số ngày dao động.

Công thức:  Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh – 14

Ví dụ, nếu chu kỳ của bạn kéo dài 30 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 16 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Tương tự, chu kỳ kinh của bạn là 26 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 12 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

Dấu hiệu cơ thể báo rụng trứng

  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên 0,5-1 độ C so với nhiệt độ thông thường
  • Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung, tiết dịch âm đạo mỏng, co giãn, có màu giống lòng trắng trứng sống
  • Đau ngực
  • Đầy hơi
  • Đau nhói vùng bụng hoặc chuột rút chân
  • Ham muốn tình dục tăng cao
  • Có thể xuất hiện đốm máu nhẹ

Thời kì an toàn tuyệt đối

Đây là thời kì mà nếu bạn quan hệ tình dục thì hầu như không thể mang thai. Thời gian an toàn được tính từ ngày 20 của kì kinh này cho đến trước ngày đầu của kì kinh trong tháng tiếp theo.

Trong thời kì này, khả năng thụ thai thấp vì trứng rụng của những ngày trước đang bị phân hủy chuẩn bị bị đẩy ra ngoài dười hình thức kinh nguyệt. Tuy nhiên điều này không đúng một cách tuyệt đối. Vẫn có trường hợp thụ thai trong thời kì này do trứng rụng không cùng thời điểm nên quá trình phân hủy diễn ra cũng không đồng nhất.

Cách tính này chỉ phù hợp với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định trong khoảng 28 đến 30 ngày. Riêng những bạn nào có chu kì kinh nguyệt thất thường thì không nên áp dụng cách tính này để phong tránh thai.

Thời kì cực kì nguy hiểm

• Thời kì nguy hiểm được tính là thời điểm mà trứng rụng tước 5 ngày hoặc là sau 5 ngày. Cụ thể là nếu bạn có chu kì kinh là 30 ngày thì ngày trứng rụng thường là ngày 14 hoặc 15. Vậy, với chu kỳ kinh nguyệt đó thì ngày báo động nguy hiểm đối với việc thụ thai sẽ là nằm trong khoảng 10 ngày từ ngày 9 cho đến ngày 19.

• Nếu bạn quan hệ trong thời kì này thì nguy cơ mang thai rất cao. Chúng ta cũng có thể nhận biết ra thời kì nguy hiểm này thông qua một số dấu hiệu như bụng dưới đau lâm râm và khí hư ra nhiều hơn bình thường. Nếu bạn chưa muốn mang thai thì cần tranh quan hệ trong những ngày này nhé!

Thời kì an toàn tương đối

Vì thời kì này mang tính tương đối nên khả năng mang thai vẫn diễn ra. Thời gian an toàn tương đối được tính trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Để đảm bảo an toàn với việc tránh thai thì bạn không nên quan hệ trong thời kì này nhé!

3. Một số vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyêt, chị em thường có các biểu hiện sau:

  • Máu kinh có màu sắc bất thường, chẳng hạn như có màu đen sẫm.
  • Kinh nguyệt thưa hoặc ra máu ít: Khi chu kì kinh kéo dài đến 36 ngày được gọi là kinh thưa. Thời gian có kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh ra ít hơn 20 ml là kinh nguyệt ít.
  • Rong kinh: Máu kinh ra 1-2 ngày với lượng rất ít trong thời gian giãn cách giữa 2 chu kì kinh.
  • Vô kinh: Thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

  • Tâm lý không ổn định: Áp lực từ công việc, gia đình, các mối quan hệ dẫn đến tâm lý bất thường, tinh thần bị ức chế, căng thẳng stress kéo dài dễ gây đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn hormone nội tiết: Rối loạn nội tiết có thể khiến cho quá trình phóng noãn gặp vấn đề, trứng không được rụng theo đúng chu kỳ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết có thể do tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thất thường…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trong các loại thuốc tránh thai có chứa cả hormone estrogen và progesterone nên khi chị em sử dụng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chu kì rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Suy giảm tuyến giáp: Các bệnh lý gây suy giảm tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến lượng bài tiết hormone prolactin – một loại hormone sinh sản do tuyến yên sản xuất ra. Sự thay đổi của nồng độ hormone này có thể gây ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.
  • Do các bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ như đa nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có khả năng thụ thai hay không?

Chắc chắn là có thể nhưng tiến trình này sẽ khó khăn hơn một chút. Nếu chu kỳ của bạn là 28 ngày, ngày trứng rụng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ mỗi tháng.

Còn nếu chu kỳ của bạn là 35 – 42 ngày, ngày trứng rụng sẽ khó xác định hơn và lúc này, bạn nên gặp bác sĩ sản khoa để họ có cách tính ngày rụng trứng chính xác hơn.

Cách giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Chườm túi nóng: Khoa học đã chứng minh đặt túi chườm nóng lên bụng hoặc bụng dưới khoảng một tiếng sẽ có hiệu quả tương tự như thuốc giảm đau.
  • Ăn táo: Táo có chứa enzyme bromelain giúp giảm đau, đặc biệt là đau bụng kinh.
  • Uống nước ấm: Nước ấm cũng có tác dụng như túi chườm nóng. Một cốc nước ấm khoảng 250 ml giúp các cơ bụng được thả lỏng.
  • Đi bộ nhanh: Hoạt động ở cường độ nhanh giúp cơ thể bơm thêm máu và giải phóng endorphin giúp bạn đương đầu với các cơn đau hiệu quả.
  • Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê: Các chất khoáng này – có nhiều trong các loại rau lá xanh, bơ, yogurt và chocolate đen – là “thuốc” giãn cơ tự nhiên cho tử cung.
  • Uống trà thảo dược: Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi.
  • Ăn chuối: Theo một số nghiên cứu, thiếu kali có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, chuối là một trong những thực phẩm dồi dào kali.
  • Châm cứu: Nghiên cứu cho thấy sau một buổi châm cứu, các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên hơn, giúp cơ được thả lỏng.
  • Massage: Nếu không thích châm cứu, bạn có thể đi massage nhẹ nhàng để cải thiện việc lưu thông máu, giúp giảm cơn đau.
  • Tránh uống rượu: Chất cồn làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Vì vậy, nếu không muốn tra tấn cơ thể, hãy tránh xa rượu.
  • Tắm nước nóng: Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.
  • Uống vitamin tổng hợp: Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng.
  • Uống đủ nước: Nghe có vẻ lạ nhưng uống nhiều nước hơn giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể. Kết quả là bạn sẽ tránh được cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Thay vì nước lạnh, nên uống nước ấm hoặc nóng. Thông qua việc giãn cơ, nó sẽ giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh.

Bìa viết trên của honnhanvagiadinh đã cung cấp thêm thông tin cho độc giả về cách tính chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ hy vọng sẽ giúp ích độc giả trong việc tránh thai hay thực hiện nguyện vọng sinh con của các gia đình.

Liên kết: olanib 150 osimertinib 80mg